Bạn đang ở đây

Tin nổi bật

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân với dự thảo Thông tư ban hành Tiêu chuẩn thẩm định giá khoản nợ tín dụng.
Trong quá trình phân tích thông tin, thẩm định viên có thể đưa ra những giả thiết đối với những thông tin thu thập còn hạn chế, chưa chắc chắn mà không thể khắc phục được.
Bộ Tài chính đề xuất tăng cường tiêu chuẩn, điều kiện của thẩm định viên về giá, gắn với đó là nâng cao trách nhiệm nghề nghiệp của thẩm định viên trong hoạt động thẩm định giá.

Kết nối với chúng tôi

Dự thảo Tiêu chuẩn thẩm định giá khoản nợ tín dụng 2022

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân với dự thảo Thông tư ban hành Tiêu chuẩn thẩm định giá khoản nợ tín dụng.

Theo dự thảo, tổ chức, cá nhân yêu cầu thẩm định giá chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của các tài liệu, hồ sơ cần thu thập trong thẩm định giá khoản nợ bao gồm:

1. Hồ sơ pháp lý của khách nợ.

2. Hồ sơ vay vốn gồm Hợp đồng tín dụng hoặc thỏa thuận cấp tín dụng, khế ước nhận nợ, phụ lục hợp đồng tín dụng (nếu có).

3. Xác nhận của tổ chức, cá nhân yêu cầu thẩm định giá về số tiền nợ gốc, lãi và các nghĩa vụ tài chính khác liên quan đến khoản nợ mà khách nợ chưa trả theo hợp đồng tín dụng hoặc thỏa thuận cấp tín dụng, khế ước nhận nợ, phụ lục hợp đồng tín dụng (nếu có) tại thời điểm thẩm định giá.

4. Kịch bản bán hoặc thanh lý khoản nợ. Hồ sơ tài chính và sản xuất kinh doanh (nếu có) của khách nợ.

5. Hồ sơ bảo đảm tiền vay gồm hồ sơ pháp lý của tài sản bảo đảm, cam kết bảo lãnh, các giấy tờ, tài liệu liên quan đến quá trình nhận bảo đảm (nếu có).

6. Hồ sơ khác có liên quan (nếu có) gồm báo cáo đánh giá của bên chủ nợ liên quan đến việc xử lý khoản nợ (hồ sơ pháp lý, các yếu tố ảnh hưởng đến việc thu hồi nợ, thời gian và khả năng thu hồi nợ); báo cáo về giá trị ghi sổ khoản nợ, năng lực hoạt động kinh doanh, năng lực tài chính của bên khách nợ; báo cáo đánh giá rủi ro có thể phát sinh trong việc bán nợ, phương thức thanh toán, chuyển giao khoản nợ.

7. Các tài liệu liên quan khác.

Căn cứ thẩm định giá

Giá trị khoản nợ được xác định dựa trên một hoặc nhiều căn cứ sau:

Số dư nợ tại thời điểm thẩm định giá theo lãi suất đang áp dụng trên hợp đồng tín dụng hoặc thỏa thuận cấp tín dụng, khế ước nhận nợ, phụ lục hợp đồng tín dụng (nếu có) của tổ chức, cá nhân yêu cầu thẩm định giá;

Giá trị tài sản bảo đảm;

Giá trị các khoản có thể thu hồi được từ khách nợ;

Lãi dự kiến phát sinh đến khi thanh toán hết giá trị khoản nợ được mua theo lãi suất dự kiến sẽ áp dụng được quy định trên hợp đồng tín dụng hoặc thỏa thuận cấp tín dụng, khế ước nhận nợ, phụ lục hợp đồng tín dụng (nếu có) hoặc lãi suất khác có thể áp dụng cho khách nợ…

Các cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá khoản nợ tín dụng

Các phương pháp áp dụng trong hoạt động thẩm định giá khoản nợ thuộc: cách tiếp cận từ thị trường, cách tiếp cận từ chi phí và cách tiếp cận từ thu nhập theo quy định tại Hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam hoặc sử dụng kết hợp các cách tiếp cận quy định tại Điều 11, Điều 12, Điều 13, Điều 14 Tiêu chuẩn này.

Các phương pháp thẩm định giá khoản nợ được lựa chọn trên cơ sở giá trị của thẩm định giá khoản nợ và nhận định về khả năng thu hồi của khoản nợ tại và sau thời điểm thẩm định giá thông qua tài liệu, hồ sơ vay vốn, các cam kết, điều khoản giữa khách nợ và chủ nợ, sự đánh giá về khả năng thu hồi nợ của chủ nợ và các yếu tố khác có liên quan.

Theo Báo chính phủ