Bạn đang ở đây

Tin nổi bật

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân với dự thảo Thông tư ban hành Tiêu chuẩn thẩm định giá khoản nợ tín dụng.
Trong quá trình phân tích thông tin, thẩm định viên có thể đưa ra những giả thiết đối với những thông tin thu thập còn hạn chế, chưa chắc chắn mà không thể khắc phục được.
Bộ Tài chính đề xuất tăng cường tiêu chuẩn, điều kiện của thẩm định viên về giá, gắn với đó là nâng cao trách nhiệm nghề nghiệp của thẩm định viên trong hoạt động thẩm định giá.

Kết nối với chúng tôi

Từ 1-7-2015, dịch vụ định giá bất động sản sẽ ra sao?

Ngày 24/11/2015

Xem thêm:  Thẩm định giá là gì?Thẩm định giá Bất động sản là gì?; Thẩm định giá nhà chung cư; thẩm định giá đất nông nghiệp;

(TBKTSG) - Hiện nay, khoản 2, điều 8, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2006 quy định điều kiện kinh doanh của “dịch vụ định giá bất động sản” khá đơn giản là tổ chức chỉ cần có ít nhất hai cá nhân được cấp chứng chỉ định giá bất động sản. Trên thực tế, đang tồn tại một hoạt động gần giống dịch vụ định giá bất động sản, nhưng lại được quy định trong một hệ thống văn bản khác, đó là “dịch vụ thẩm định giá” (cho mọi loại tài sản cần định giá, bao gồm cả bất động sản). Dịch vụ thẩm định giá đang được điều chỉnh bởi Luật Giá năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Giá năm 2012.

Có lẽ vì phát hiện ra tình trạng “chồng chéo” nêu trên (cùng một loại dịch vụ nhưng được đặt hai loại tên gọi và điều chỉnh bởi hai hệ thống văn bản pháp luật khác nhau, và gắn với các điều kiện kinh doanh khác nhau), nên trong đợt sửa đổi và ban hành Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 (có hiệu lực từ 1-7-2015), “dịch vụ  định giá bất động sản” đã được bỏ ra khỏi luật này.

tham dinh gia bat dong san

Tuy nhiên, luật này chỉ có một quy định chuyển tiếp tại khoản 4, điều 80 là các cá nhân được cấp chứng chỉ định giá bất động sản (một dạng của chứng chỉ hành nghề) thì được tiếp tục dùng chứng chỉ này trong năm năm kể từ ngày 1-7-2015. Sau đó thì những cá nhân này phải chuyển sang làm “thẩm định giá viên”.

Đặt trong bối cảnh các quy định trên được đưa ra thì chúng ta có thể hiểu mục đích của chúng là từ ngày 1-7-2015, các tổ chức không còn được kinh doanh dịch vụ định giá bất động sản nữa, mà phải chuyển sang kinh doanh dịch vụ thẩm định giá (bất động sản), và trong  năm năm đầu thì các cá nhân được cấp chứng chỉ định giá bất động sản có thể hành nghề như thẩm định viên về giá, còn sau đó thì họ phải có chứng chỉ hành nghề thẩm định viên về giá.

Tuy nhiên, có một hệ quả mà có lẽ các nhà làm luật không tính đến là hiện tại pháp luật không hạn chế doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cung cấp dịch vụ định giá bất động sản, nhưng lại có hạn chế doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài  cung cấp dịch vụ thẩm định giá (bao gồm cả bất động sản). Cụ thể là nhà đầu tư nước ngoài chỉ được sở hữu tối đa 35% vốn điều lệ của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thẩm định giá . Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp có nhà đầu tư nước ngoài sở hữu trên 35% đang cung cấp dịch vụ định giá bất động sản sẽ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải chấm dứt hoạt động kinh doanh này từ ngày 1-7-2015.

Nếu điều này xảy ra, nó có thể gây ra những đánh giá rất xấu về môi trường kinh doanh tại Việt Nam.

Vậy vấn đề đặt ra là có giải pháp nào để xử lý vấn đề này không?

Theo: Thesaigontimes.vn